Benjamin Graham là nhà đầu tư thông thái, người được xem là Bố già trong lĩnh vực phân tích chứng khoán và đầu tư giá trị. Ý tưởng và phương pháp đầu tư của ông được trình bày rõ ràng trong cuốn sách “Security analysis - Phân tích chứng khoán” (1934) và cuốn “The intelligent - nhà đầu tư thông minh” (1949), là hai trong số những ấn phẩm nổi tiếng nhất của ông. Những ấn phẩm này thường được xem là sách-phải-đọc đối với bất cứ nhà đầu tư nào.
Nguyên tắc 1: Luôn đầu tư với lợi nhuận an toàn
Lợi nhuận an toàn là nguyên tắc mua chứng khoán với giá giảm đáng kể tới mức giá trị thực, nó được hiểu là không chỉ đem đến những cơ hội lãi lớn mà còn hạn chế tối đa nguy cơ giảm giá trong đầu tư. Ví dụ đơn giản, Graham muốn mua tài sản có giá trị 1 đô la nhưng trả giá 0.5 đô la. Ông ấy làm điều này rất tốt.
Đối với Graham những tài sản này có thể đáng giá bởi tiềm năng sinh lời ổn định hoặc đơn giản vì chúng có giá trị thanh khoản. Ví dụ như thật không bình thường nếu Graham đầu tư vào cổ phiếu nào mà tài sản có thể thanh khoản được trên bảng cân đối kế toán (giá trị thực của các khoản nợ) có giá cao hơn mức chấp nhận của thị trường (theo Graham gọi tên là thu nhập ròng). Điều này có nghĩa Graham đang mua một thứ mà chẳng có lợi chút nào. Đây là chiến lược đầu tư điển hình trong số nhiều chiến lược của Graham.
Khái niệm này rất quan trọng để các nhà đầu tư lưu ý vì đầu tư giá trị đem đến lợi nhuận thực chất một khi thị trường không thể tránh khỏi việc tái định giá làm tăng giá cổ phiếu tới mức hợp lý. Nó cũng giúp bảo vệ trong trường hợp thị trường đi xuống nếu mọi thứ diễn ra không theo kế hoạch và tình hình kinh doanh bấp bênh. Khoản lợi nhuận an toàn từ việc mua lại công ty được định giá thấp hơn giá trị của nó rất nhiều là điểm trung tâm trong những thương vụ thành công của Graham. Khi lựa chọn kỹ lưỡng, Graham nhận thấy hiếm khi xuất hiện sự sụt giá thêm nữa ở những cổ phiếu có giá trị thấp này. Khi nhiều sinh viên của Graham thành công với những chiến lược của riêng mình thì họ vẫn đều cùng chia sẻ quan điểm chính là “lợi nhuận an toàn’.
Nguyên tắc 2: Đương đầu với sự bất ổn và kiếm lợi từ đó
Đầu tư chứng khoán có nghĩa là đối phó với sự bất ổn. Thay vì tháo chạy lúc thị trường căng thẳng thì nhà đầu tư thông minh lại chào đón xu hướng suy giảm như cơ hội đầu tư tuyệt vời. Graham minh họa điều này bằng hình ảnh tương tự ”Ngài Thị trường”, đối tác kinh doanh tưởng tượng của mọi nhà đầu tư. Hàng ngày ‘Ngài thị trường” chào giá các nhà đầu tư hoặc để mua hoặc để bán cổ phần kinh doanh. Lúc thì thị trường bị quá khích bởi viễn cảnh kinh doanh và đưa ra mức giá quá cao, khi thì thất vọng bởi tương lai và đưa ra mức giá quá thấp.
Bởi thị trường chứng khoán có những cảm xúc tương tự nên bài học ở đây là bạn không nên để những quan điểm của “Thị trường” sai khiến những cảm xúc của riêng bạn, hoặc tệ hơn là định hướng cho quyết định đầu tư của bạn. Thay vì thế, bạn nên định hình phong cách tiên lượng về giá trị của riêng mình trên cơ sở kiểm chứng sự kiện một cách chắc chắn và hợp lý. Hơn nữa bạn chỉ nên mua khi giá được chào có ý nghĩa và bán khi được giá. Ở một khía cạnh khác, thị trường đôi khi chao đảo bất thường, nhưng thay vì sợ hãi trước sự bất ổn bạn hãy sử dụng nó như một cơ hội để mua được giá hời và bán ra khi cổ phần của bạn được giá cao hơn giá trị thực.
Đây là hai chiến thuật Graham đưa ra nhằm hạn chế tác động tiêu cực từ tính bất ổn của thị trường:
1. Bình ổn giá trị đô la
Bình ổn giá trị đô la được thực hiện bằng cách định kỳ mua cổ phiếu tương đương với một giá trị đô la nhất định. Nó giúp duy trì ổn định giá, có nghĩa nhà đầu tư không phải quan tâm đến việc mua nó hoàn toàn ở vị trí dẫn đầu thị trường hay không. Bình ổn giá trị đô la là một phương thức dành cho nhà đầu tư thụ động và nó làm giảm bớt gánh nặng trách nhiệm trong việc chọn mua cổ phiếu với giá bao nhiêu và khi nào cho đúng.
2. Đầu tư cả cổ phiếu và trái phiếu
Graham gợi ý nhà đầu tư nên phân bổ danh mục đầu tư cân đối giữa cổ phiếu và trái phiếu như một cách để bảo toàn vốn khi thị trường suy thoái thì vẫn duy trì được thu nhập từ trái phiếu. Nên nhớ triết lý của Graham là trên hết phải bảo toàn vốn sau đó mới làm cho nó tăng trưởng. Ông đưa ra mức 25% – 75% đầu tư vào trái phiếu tùy tình hình biến đổi thị trường. Chiến thuật này có điểm lợi là giữ cho nhà đầu tư tránh được cảm giác khó chịu dẫn đến sự cám dỗ tham gia vào các thương vụ bất lợi.
Nguyên tắc 3: Tự biết mình thuộc loại nhà đầu tư nào
Graham khuyên các nhà đầu tư phải biết rõ cá tính đầu tư riêng của mình. Để minh họa cho điều này, ông phân biệt rõ những nhóm nhà đầu tư khác nhau tham gia trên thị trường. Nhóm chủ động và nhóm bị động. Graham đề cập đến khái niệm chủ động cho những nhà đầu tư tấn công và bị động cho nhưng nhà đầu tư phòng thủ. Bạn chỉ có duy nhất một trong hai lựa chọn: hoặc là hãy cam kết nghiêm túc bằng thời gian và sức lực của mình để trở thành nhà đầu tư có hạng, biết cân bằng giữa lượng và chất của khảo sát thực tế với lãi suất mong đợi. Nếu đây không phải là thế mạnh của bạn hãy bằng lòng chấp nhận mức lời bị động và thấp hơn nhưng với thời gian và công sức rất ít. Graham thay đổi quan niệm có tính hàn lâm từ trước tới nay là “rủi ro = lợi nhuận”. Đối với ông thì “công sức = lợi nhuận” mới đúng. Bạn càng bỏ ra nhiều công sức trong việc đầu tư bạn càng kiếm được nhiều lợi nhuận.
Nếu bạn không có đủ thời gian và sự nghiên cứu nghiêm túc một cách chất lượng danh mục đầu tư của bạn thì hãy hãy đầu tư vào một danh mục được lựa chọn tốt. Graham cho rằng nhà đầu tư thụ động có thể đạt được lợi nhuận trung bình bằng cách đơn giản mua 30 cổ phiếu công nghiệp Dow Jones với lượng trung bình như nhau. Cả Graham và Buffett đều cho rằng có thể đạt được lợi nhuận trung bình, ví dụ giống như lợi nhuận của S&P 500 – thì đó là một thành quả thực sự hơn là dường như có thể. Theo Graham, sự ảo tưởng của nhiều người mua cổ phần là ở chỗ nếu quá dễ để có được khoản lợi nhuận trung bình mà chẳng mất hoặc bỏ ra một chút công sức (thông qua danh mục đầu tư) thì bỏ ra thêm một chút công sức chắc sẽ mang lại lợi nhuận lớn hơn một chút. Thực tế thì hầu hết những người cố gắng làm việc này đến cùng đã làm cho lợi nhuận kém hơn nhiều mức trung bình.
Theo quan điểm hiện đại nhà đầu tư phòng thủ thì đầu tư vào danh mục có cả cổ phiếu và trái phiếu. Về bản chất họ sở hữu toàn bộ thị trường, hưởng lợi từ khu vực đang hoạt động tốt nhất mà không cần cố gắng dự đoán từ trước. Làm như vậy, một nhà đầu tư hầu như được bảo đảm có lợi nhuận của thị trường và tránh được điều tồi tệ hơn mức trung bình bằng cách để kết quả tổng thể thị trường tự kiểm soát lợi nhuận dài hạn. Theo Graham, việc bắt nhịp thị trường nói thì dễ hơn làm, và nhiều nhà đầu tư thấy mình không bắt nhịp được thị trường.
Người đầu cơ và Nhà đầu tư
Không phải tất thảy người chơi chứng khoán đều là nhà đầu tư. Graham tin rằng đánh giá phê phán ai còn xác định đâu là nhà đầu cơ hay nhà đầu tư. Sự khác nhau đơn giản là: một nhà đầu tư coi cổ phiếu như một phần công việc kinh doanh và người nắm giữ cổ phiếu là người chủ công việc kinh doanh đó, trong khi quan điểm của nhà đầu cơ xem đó như là trò chơi với những tờ giấy đắt tiền, không quan tâm đến giá trị thực. Đối với nhà đầu cơ, giá trị chỉ được xác định bởi giá do người nào trả giá cho tài sản đó. Graham chỉ ra rằng đầu cơ hay đầu tư cũng đều thông minh – miễn sao bạn chắc chắn hiểu chính mình sẽ làm tốt ở loại nào.
(Nguồn BWPortal)
Charlie Munger, người bạn đồng hành lâu dài của Warren Buffett tại Berkshire Hathaway, nổi tiếng với những nguyên lý đầu tư sắc bén và phong cách tư duy độc đáo. Phương pháp đầu tư của ông không chỉ dựa trên phân tích tài chính, mà còn nhấn mạnh vào các nguyên tắc cơ bản trong cuộc sống và tư duy. Dưới đây là một số yếu tố nổi bật trong phương pháp của Charlie Munger:
Phương pháp tư duy rộng: Charlie Munger rất nổi tiếng với tư duy "đa ngành" – tức là ông áp dụng kiến thức từ nhiều lĩnh vực khác nhau (như tâm lý học, vật lý học, toán học, kinh tế học, lịch sử, v.v.) vào việc ra quyết định đầu tư. Ông tin rằng một nhà đầu tư thông minh không thể chỉ biết về một lĩnh vực duy nhất mà cần có cái nhìn tổng thể.
Lý thuyết mô hình tinh thần (Mental Models): Munger cho rằng để hiểu được thế giới, con người cần xây dựng một tập hợp các "mô hình tinh thần" – những lý thuyết, khái niệm, và nguyên lý từ các lĩnh vực khác nhau để có thể ra quyết định đúng đắn hơn. Ông thường nói: "Nếu bạn chỉ có một chiếc búa, thì mọi thứ đều giống như chiếc đinh." Nghĩa là, chỉ có một cách tiếp cận duy nhất sẽ không đủ hiệu quả trong mọi tình huống.
An toàn trong đầu tư: Munger, giống như Warren Buffett, coi trọng "biên độ an toàn" khi đầu tư. Điều này có nghĩa là mua tài sản với mức giá thấp hơn giá trị nội tại của nó, để bảo vệ khoản đầu tư khỏi các biến động và rủi ro của thị trường. Munger thường nói rằng cách tốt nhất để làm giàu là tránh mất tiền, và biên độ an toàn là chìa khóa để đảm bảo điều đó.
Lợi thế cạnh tranh: Munger và Buffett thường tìm kiếm các công ty có "economic moats" – những lợi thế cạnh tranh bền vững giúp công ty vượt trội hơn so với đối thủ và bảo vệ lợi nhuận dài hạn. Các lợi thế này có thể là thương hiệu mạnh, mô hình kinh doanh độc đáo, hoặc sự độc quyền trong thị trường.
Kinh doanh dễ hiểu: Munger tin rằng đầu tư vào những công ty có mô hình kinh doanh đơn giản và dễ hiểu sẽ giúp nhà đầu tư dễ dàng đánh giá được giá trị thực của chúng. Ông nói: "Nếu bạn không hiểu điều gì, thì đừng tham gia vào nó."
Chiến lược đầu tư giá trị: Munger, giống như Buffett, là người ủng hộ phương pháp đầu tư giá trị. Họ tìm kiếm những công ty đang bị thị trường định giá thấp hơn giá trị thực của chúng, với hy vọng rằng giá trị này sẽ được thị trường nhận ra và phản ánh lại trong tương lai.
Đầu tư dài hạn: Munger rất chú trọng đến việc đầu tư dài hạn vào các công ty có khả năng tạo ra giá trị bền vững. Ông nói rằng "Đừng bao giờ đầu tư vào một công ty nếu bạn không sẵn sàng nắm giữ nó suốt đời."
Tâm lý học trong đầu tư: Munger rất chú trọng đến việc hiểu và kiểm soát tâm lý của bản thân trong đầu tư. Ông nhận thấy rằng cảm xúc có thể dẫn đến các quyết định đầu tư sai lầm, như sự tham lam và sợ hãi. Ông khuyên nhà đầu tư nên giữ sự kiên nhẫn và tỉnh táo, tránh bị ảnh hưởng bởi cảm xúc thị trường.
Các sai lầm tâm lý: Munger đã nghiên cứu và đưa ra các "mô hình sai lầm tâm lý" mà con người thường xuyên gặp phải, như "cảm giác an toàn giả tạo", "sự lặp lại sai lầm", và "quá tự tin." Ông khuyến khích nhà đầu tư nhận thức được những sai lầm này và tìm cách tránh chúng.
Chỉ đầu tư vào những gì hiểu rõ: Munger rất rõ ràng về việc chỉ đầu tư vào những công ty và lĩnh vực mà mình hiểu rõ. Ông và Buffett thường tránh đầu tư vào các lĩnh vực phức tạp hoặc khó hiểu, như công nghệ cao hoặc các công ty mới mẻ mà họ không thể nắm bắt được toàn diện.
Tư duy độc lập: Munger luôn khuyến khích việc tư duy độc lập và không chạy theo đám đông. Ông cho rằng đôi khi cách tốt nhất để thành công là không làm theo những xu hướng thị trường và hành động khác biệt.
Kiên trì: Munger nhấn mạnh sự quan trọng của kiên nhẫn trong đầu tư, đặc biệt khi đối diện với những cơ hội dài hạn. Thay vì tìm kiếm những cơ hội ngắn hạn, ông tin rằng thành công lớn trong đầu tư đến từ việc chọn lựa đúng đắn và kiên nhẫn chờ đợi giá trị của công ty phát triển.
Đạo đức trong đầu tư: Munger luôn nhấn mạnh rằng đạo đức và tính trung thực là yếu tố rất quan trọng trong đầu tư. Ông tin rằng đầu tư vào các công ty có đạo đức kinh doanh vững mạnh sẽ mang lại lợi nhuận bền vững hơn.
Kỷ luật trong việc ra quyết định: Munger cũng nhấn mạnh kỷ luật trong việc ra quyết định và tránh đầu tư vì những lý do cảm tính hay bởi những cám dỗ ngắn hạn.
Phương pháp đầu tư của Charlie Munger tập trung vào việc sử dụng trí tuệ, sự kiên nhẫn và hiểu biết sâu sắc về các yếu tố ảnh hưởng đến thị trường và các công ty. Ông luôn tôn trọng lý thuyết đầu tư giá trị và những nguyên lý căn bản của việc giữ vững nguyên tắc trong suốt sự nghiệp đầu tư của mình.
(Nguồn: ChatGPT)
Phong cách đầu tư của Warren Buffett
Những luận điểm cơ bản của Graham là bất hủ, là hết sức cần thiết cho sự thành công lâu dài. Ông mua cổ phiếu với quan niệm mua dưới mức giá trị của doanh nghiệp và biến nó trở thành khoa học trong khi hầu hết tất cả các nhà đầu tư có quan điểm chơi chứng khoán đều dựa trên sự suy đoán. Graham là bậc thầy vĩ đại đầu tiên về đầu tư, chứng tỏ những gì trong dòng máu tri thức của dòng họ tự thức phát triển. Nếu bạn muốn cải thiện kỹ năng đầu tư của mình, chẳng hại gì khi học những điều tuyệt vời nhất; Graham tiếp tục chứng minh giá trị học thuyết thông qua những môn đồ của ông, ví như Warren Buffett, người đã tao ra một tập quán cho nhịp điệu thị trường.
Trong ấn phẩm cuối cùng về Warren Buffett “Phong cách đầu tư của Warren Buffett” (2004), Robert Hagstrom đã minh họa phương pháp đầu tư của nhà đầu tư giá trị lỗi lạc nhất thế giới. Nếu bạn muốn lựa chọn một phong cách đầu tư giá trị cổ điển, hẳn bạn cũng biết Warren Buffett là hình mẫu có vai trò lớn. Ngay từ ngày đầu lập nghiệp, Buffett đã nói “trong tôi có đến 85% là Benjamin Graham”. Graham là cha đẻ của đầu tư giá trị. Ông đã đưa ra khái niệm về giá trị nội tại – là giá trị cơ bản hợp lý của cổ phiếu dựa trên khả năng sinh lời của nó trong tương lai.
Có một số thứ chẳng có giá trị gì theo diễn giải về đầu tư giá trị của Warren Buffett. Thứ nhất, giống như rất nhiều công thức cho sự thành công, chúng thoạt nhìn khá đơn giản nhưng không có nghĩa là dễ dàng. Bufett sử dụng hàng tá “nguyên lý đầu tư” hay sự tính toán then chốt. Một trong số đó yêu cầu ban quản lý phải trung thực với các cổ đông. Điều yêu cầu này đơn giản và dễ hiểu nhưng chẳng dễ trả lời chút nào. Có những ví dụ thú vị về mâu thuẫn này: khái niệm thì phức tạp nhưng cũng đơn giản. Ở khía cạnh này, giá trị kinh tế gia tăng (EVA) là một ví dụ thích hợp. Sự tính toán đầy đủ của EVA không dễ gì lĩnh hội và sự giải thích về chiều hướng của EVA thì phức tạp. Nhưng một khi bạn xem EVA chỉ là một danh mục dài các biến số và khi được trang bị bằng công thức thì nó trở nên dễ dàng để tính toán EVA cho bất kỳ công ty nào. Vì thế cho nên những nguyên lý của Buffett nghe có vẻ lời nói sáo bởi chúng dễ hiểu nhưng lại có thể rất khó triển khai và ngược lại.
Thứ hai, cuốn “Cách thức của Warren Buffett” có thể được xem như phong cách truyền thống căn bản trong đầu tư mà rất dễ thích nghi. Thậm chí tác giả của cuốn sách bán chạy nhất cũng chính là môn đồ của phái thực hành, hay người theo triết lý Buffett đôi lúc điều chỉnh cách tiếp cận riêng trong suốt quá trình đầu tư kể cả cổ phiếu công nghệ cao, lĩnh vực dễ thấy Buffett tiếp tục tránh xa. Một trong những khía cạnh hấp dẫn của trường phái Buffett là tính linh hoạt bên cạnh những thành công phi thường của nó. Nếu là một tôn giáo thì nó không mang tính giáo điều mà thay vào đó là sự tự phản ánh và thích ứng qua thời gian. Đây là tín hiệu tốt. Nhà kinh doanh trong ngày có thể yêu cầu những nguyên tắc cứng rắn và bám vào công thức (có nghĩa là một phương tiện kiểm soát tình cảm), nhưng tôi nghĩ chúng ta có thể chắc chắn nói rằng những nhà đầu tư thành công không gì hơn là cần phải có ý thức thích nghi với những trạng thái tinh thần tương ứng với thời gian khác nhau.
Theo Hagstrom, Buffett có mười hai nguyên lý đầu tư. Chúng được phân thành các nhóm gồm kinh doanh, quản lý, thước đo tài chính và giá trị.
Kinh doanh
Buffett tự giới hạn bản thân một cách cứng rắn không tham gia vào “cuộc đua tranh giành” của thương vụ mà ông có thể phân tích và hiểu rõ. Như Hagstrom viết: thành công trong đầu tư không phải vấn đề ở chỗ bạn biết được bao nhiêu mà là bạn thực tế đến đâu trong việc xác định được cái mà bạn không biết. Buffett xem sự hiểu biết sâu sắc về vận hành kinh doanh này là điều kiện tiên quyết đối với dự báo khả thi của hoạt động kinh doanh trong tương lai; có nghĩa là nếu bạn không hiểu về kinh doanh thì làm sao bạn có thể tiên đoán được hoạt động? Mỗi nguyên lý kinh doanh của Buffett đều hỗ trợ cho mục tiêu xây dựng nên đề án lớn: Đầu tiên hãy nhớ rằng bạn đang phân tích việc kinh doanh không phải là thị trường hay nền kinh tế hay sự ủy mị của nhà đầu tư. Thứ hai là kiên định trong việc tìm kiếm lịch sử hoạt động bởi nó sẽ giúp cải thiện năng lực của bạn. Và thứ ba là phải biết chắc thương vụ có triển vọng về lâu dài hay không.
Quản lý
Ba nguyên tắc quản lý của Buffett có liên quan đến việc đánh giá chất lượng quản lý. Có lẽ đây là tác nghiệp phân tích khó nhất của nhà đầu tư. Buffett đòi hỏi “quản lý có hợp lý không?” Cụ thể quản lý sẽ là khôn ngoan khi nó thỏa mãn yêu cầu tái đầu tư lợi nhuận hoặc chia lợi tức của cổ đông. Đây là câu hỏi sâu sắc. Hầu hết các khảo sát cho dù theo nhóm hay bình quân đều cho thấy có tính lịch sử rằng quản lý có xu hướng trở nên tham lam và giữ lại lợi nhuận càng nhiều càng tốt vì theo lẽ tự nhiên họ có xu hướng xây dựng đế chế và tìm kiếm một vị thế hơn là sử dụng dòng vốn theo cách tối đa hóa giá trị của cổ đông. Một nguyên tắc khác đòi hỏi quản lý phải trung thực. Họ có chấp nhận sai lầm không?
Và nguyên tắc quản lý cuối cùng đòi hỏi rằng: quản lý có chịu đựng được những mệnh lệnh hành chính không? Nguyên lý này là quan trọng trong phạm vị rộng, nó bao gồm cả việc tìm kiếm ban quản lý say mê hành động và chống lại việc mù quáng sao chép chiến thuật và chiến lược của đối thủ cạnh tranh. Nếu đọc cuốn sách, nguyên tắc đặc thù này có giá trị một cách khác thường. Nó đòi hỏi sự suy ngẫm và là một trong những điều quan trọng nhất (ví dụ: việc đầu tiên tham gia thị trường, một công ty phải xác định đâu là ranh giới giữa việc sao chép một cách mù quáng chiến thuật của đối thủ cạnh tranh với việc đưa ra một chiến thuật vượt trội?)
Thước đo tài chính
Nguyên tắc tài chính không mấy phức tạp. Buffett nhìn vào lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE). Hầu hết các sinh viên tài chính đều hiểu rằng ROE có thể bị nhiễu bởi tỷ số nợ (là tỷ số giữa tổng nợ với vốn chủ sở hữu), cho nên về lý thuyết chỉ số này còn thấp hơn chỉ số tỷ số lợi nhuận trên vốn đầu tư (ROC) theo một số phương diện. ROC theo tôi có nghĩa là giống như lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) hay lợi nhuận trên vốn vay (ROCE) mà ở đó tử số là lợi nhuận được tạo ra từ tất cả các nguồn vốn được cung cấp và mẫu số bao gồm cả vốn chủ sở hữu và vốn vay. Dĩ nhiên, Buffett hiểu rằng thay vì loại bỏ riêng các doanh nghiệp mang nợ thì tốt hơn là xem xét đến một mức nợ thấp hợp lý. Ông cũng tìm kiếm mức lợi nhuận cao ở mức hợp lý tự nhiên.
Hai nguyên tắc tài chính cuối cùng đều có chung cơ sở lý thuyết từ khái niệm Giá trị kinh tế gia tăng. Đầu tiên Buffett xem xét đến cái mà ông gọi là “thu nhập của chủ sở hữu”. Về thực chất đây là thu nhập sẵn có của các cổ đông, về tính kỹ thuật thì nó không liên quan tới thu nhập từ cổ phần. Theo Buffett, nó được định nghĩa là lãi ròng (Net income) cộng thêm phần giá trị khấu hao và phần nợ trả dần (nghĩa là phần giá trị không bao gồm khoản phí liên quan đến tiền) (D&A) trừ đi chi phí vốn đầu tư dài hạn (CAPX) trừ đi chi phí vốn phát sinh cho nhu cầu hoạt động (charge in W/C). Tóm lại: lãi ròng + D&A – CAPX – (charge in W/C). Người theo chủ nghĩa thuần túy sẽ phản đối những điều chỉnh chi tiết nhưng biểu thức này gần với khái niệm EVA trước khi bạn trừ đi phần chi trả cổ tức cho cổ đông. Về cơ bản, với khái niệm “thu nhập chủ sở hữu”, Buffett chỉ ra năng lực công ty trong việc điều hành đồng vốn của cổ đông cũng chính là giới chủ. Nguyên tắc cuối cùng được gọi là “Học thuyết một đồng đô la” (one-dollar premise). Giá trị thị trường trên một đô la được chuyển nhượng vào mỗi đô la thu nhập được giữ lại là gì? Thước đo này rất giống với khái niệm Giá trị thị trường gia tăng (MVA), tỷ số giá trị thị trường trên vốn đầu tư.
Giá trị
Nhóm nguyên tắc cuối cùng là Giá trị, theo đó Buffett thiết lập cách làm dựa trên sự dự đoán giá trị thực của một công ty. Một đồng nghiệp kết luận quá trình liên quan mật thiết thiết này như “toán học liên kết”. Buffett dự đoán thu nhập chủ sở hữu trong tương lai sau đó chiết khấu trở lại tới giá trị hiện tại. Nên nhớ rằng nếu bạn áp dụng nguyên tắc khác, sự dự đoán thu nhập tương lai – theo định nghĩa – được thực hiện dễ hơn thông thường. Ví dụ như những khoản thu nhập không đổi định kỳ thì dễ dự đoán hơn.
Buffett cũng đưa ra khái niệm “rào chắn - Moat”, cái được nổi lên như một hệ quả trở thành tập quán thành công trên Morningstar của những công ty được yêu thích nhờ có “rào chắn kinh tế” (economic moat). Rào chắn là “cái đem lại cho công ty một lợi thế rõ rệt hơn đối thủ khác và bảo vệ nó trước những sự tấn công bất ngờ từ sự cạnh tranh”. Một chút ít tính lý thuyết dị giáo có lẽ chỉ xảy ra với nhà hiền triết từ Omaha, ông khấu trừ từ thu nhập được dự tính tới mức không có tỷ lệ rủi ro. Ông thực hiện bằng cách kiên định với nguyên tắc “lợi nhuận an toàn – margin of safety” trong khi áp dụng thận trọng những nguyên tắc khác với hàm ý giảm tới mức tối thiểu rủi ro chứ không có nghĩa thực sự loại bỏ được rủi ro. (Hãy tham khảo công ty nào mà Warren Buffett đang mua và bán? Hãy tham gia vào Coattail Investor, một sản phẩm đăng ký theo chân một số nhà đầu tư tốt nhất thế giới)
Nguyên lý của Buffett tạo thành nền tảng trong đầu tư giá trị, nó có cơ chế mở cho sự thích nghi và diễn giải lại về sau. Nó là một câu hỏi mở tới mức những nguyên tắc này đòi hỏi sự bổ sung bằng tri thức trong tương lai, nơi những quá trình lịch sử diễn ra tương ứng khó tìm thấy hơn, yếu tố vô hình đóng một vai trò quan trọng hơn trong giá trị quyền kinh doanh và sự không rõ ràng về ranh giới giữa các ngành công nghiệp làm cho sự phân tích kinh doanh càng khó khăn hơn.
(Nguồn BWPortal)
Phương pháp đầu tư của George Soros, một trong những nhà đầu tư và nhà tài phiệt nổi tiếng nhất thế giới, được biết đến chủ yếu qua lý thuyết phản xạ (Reflexivity Theory). Soros đã xây dựng phương pháp của mình dựa trên sự hiểu biết sâu sắc về cách các thị trường tài chính hoạt động, và ông thường xuyên thực hiện các giao dịch lớn dựa trên những phân tích này. Dưới đây là một số điểm nổi bật trong phương pháp của Soros:
Khái niệm: Soros cho rằng các thị trường không phải là các hệ thống cân bằng hoàn hảo mà thay vào đó, chúng có tính phản xạ, tức là các quan điểm và hành động của con người có thể tác động đến thị trường, và những biến động này sẽ tác động lại đến cách con người nhìn nhận và hành xử.
Ứng dụng: Thị trường tài chính có thể phản ánh không chính xác về thực tế và dẫn đến các bong bóng tài chính hoặc sự sụp đổ của các thị trường. Soros tin rằng điều này tạo ra cơ hội lớn cho những người có thể nhận ra sự không chính xác trong các đánh giá của thị trường.
Tập trung vào các giao dịch lớn: Soros nổi tiếng với các giao dịch lớn, chẳng hạn như việc ông đã kiếm được 1 tỷ USD từ việc đặt cược vào sự giảm giá của bảng Anh vào năm 1992 (còn được gọi là "Black Wednesday").
Chiến lược "go for big moves": Soros tin vào việc tìm kiếm những cơ hội có thể tạo ra những bước chuyển lớn trong thị trường, thay vì chỉ đánh giá các biến động nhỏ.
Nhận diện và chấp nhận rủi ro: Mặc dù Soros rất quyết đoán trong các giao dịch của mình, nhưng ông cũng nhấn mạnh rằng một phần quan trọng trong chiến lược của ông là việc quản lý rủi ro. Ông luôn có chiến lược bảo vệ để tránh các tổn thất lớn nếu thị trường đi ngược lại với phân tích của ông.
Không bao giờ quá tự tin: Soros nói rằng ông luôn giữ thái độ khiêm tốn trong các giao dịch của mình và luôn sẵn sàng thay đổi quyết định nếu có thông tin mới.
Soros là một trong những người phản đối mạnh mẽ lý thuyết thị trường hiệu quả (EMH), cho rằng thị trường luôn phản ánh đầy đủ tất cả thông tin. Ông tin rằng thị trường có thể không chính xác và có thể bị thao túng bởi các yếu tố tâm lý và cảm xúc của nhà đầu tư.
Chú trọng vào bối cảnh và xu hướng dài hạn: Soros luôn tìm kiếm những thay đổi lớn trong xu hướng nền kinh tế toàn cầu, các chính sách và sự thay đổi trong tâm lý nhà đầu tư.
Dự báo theo chu kỳ: Soros chú trọng vào việc xác định các chu kỳ trong nền kinh tế và tài chính, và cách những chu kỳ này có thể ảnh hưởng đến các thị trường.
Sự hoài nghi về mọi thứ: Soros khuyến khích sự tư duy phản biện và luôn hỏi mình những câu hỏi khó. Ông cho rằng không bao giờ có sự chắc chắn tuyệt đối trong đầu tư, và luôn cần kiểm tra lại giả định và phân tích của mình.
Phương pháp của Soros không chỉ dựa vào những yếu tố lý thuyết mà còn phụ thuộc vào kinh nghiệm và sự nhạy bén trong việc phát hiện cơ hội trên thị trường tài chính. Ông là một trong những người đầu tiên áp dụng lý thuyết phản xạ vào các chiến lược đầu tư của mình, giúp ông đạt được thành công đáng kể trong suốt sự nghiệp.
(Nguồn: ChatGPT)
William O’Neil - Cha đẻ của CANSLIM
William O’neil sinh năm 1933 tại Oklahoma và lớn lên tại Texas. Ông được giới đầu tư lâu năm trên thế giới biết tới là một nhà đầu tư tài ba, một nhà đầu tư huyền thoại ở nước Mỹ. Ở tuổi 30, ông đã trở thành người trẻ nhất mua chỗ ở Sở giao dịch chứng khoán New York và thành lập công ty William O’Neil & Company, Inc. Đồng thời, ông cũng là tác giả và là người sáng lập ra tạp chí tài chính Investor’s Business Daily (Nhật báo kinh doanh của nhà đầu tư).
Ông đã rất thành công và gần như gắn bó cả cuộc đời mình với thị trường chứng khoán như một nhà nghiên cứu và tư vấn tài ba. Và hầu hết những nghiên cứu của ông đều có tính ứng dụng vô cùng lớn, tiêu biểu như Phương pháp đầu tư theo đà tăng trưởng CANSLIM – phương pháp được rút ra sau khi ông nghiên cứu dữ liệu quá khứ của hàng trăm cổ phiếu tăng trưởng mạnh. CANSLIM đã giúp tài khoản do William O’Neil quản lý tăng trưởng đến 20 lần trong vòng 26 tháng khi ông ở Hayden, Stone & Company.
CANSLIM là phương pháp đầu tư kết hợp cả phân tích định tính và định lượng với các tiêu chí:
C = Current Earning: O'Neil nhấn mạnh tầm quan trọng của việc lựa chọn các cổ phiếu có thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS) trong quý gần nhất đã tăng so với mức EPS của quý trước.
A = Annual Earning Increases: Tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận hàng năm. Chữ A trong chiến lược cho rằng một công ty nên có tốc độ tăng trưởng lợi nhuận hàng năm (EPS hàng năm) tốt trong vòng năm năm gần đây.
N = News: Những thông tin mới về công ty như sản phẩm mới, ban lãnh đạo mới, đỉnh giá mới.... Thực tiễn cho thấy, giá cổ phiếu tăng thường gắn với một điều gì đó mới mẻ từ công ty.
S = Supply and Demand: Quan hệ cung cầu của cổ phiếu. Cổ phiếu cũng là một loại hàng hoá, do vậy, giá cả chịu sự điều chỉnh của quan hệ cung cầu. Cách tốt nhất để ước lượng cung cầu của một cổ phiếu là theo dõi số lượng cổ phần giao dịch hàng ngày của nó. Nếu một cổ phiếu giảm giá, khối lượng giao dịch không tăng thể hiện không có áp lực bán ra đáng kể, ngược lại, khi nó tăng giá khối lượng sẽ tăng dần thể hiện cổ phiếu đang được mua vào.
L = Leader or Laggard: Xem xét vai trò của cổ phiếu đó trên thị trường là cổ phiếu “dẫn đầu” hay chỉ là cổ phiếu “đội sổ” (leader/laggard). Trong mỗi ngành, luôn có những người dẫn đầu – những cổ phiếu vượt trội mang lại giá trị cho cổ đông, ngược lại có những cổ phiếu tụt lại phía sau và có ít giá trị.
I = Institutional sponsorship: Sự quan tâm của các tổ chức, định chế tài chính lớn đến cổ phiếu (Institutional Sponsorship). Nhà đầu tư sẽ an tâm hơn để đầu tư khi cổ phiếu mà mình đầu tư cũng được sự quan tâm và mua vào của các tổ chức lớn, các thiết chế tài chính lớn và có uy tín. Tuy nhiên, cũng nên cảnh giác nếu lượng lớn cổ phiếu nắm trong tay nhiều tổ chức, nó có thể dẫn đến các xung đột hoặc bất kỳ tin xấu nào cũng có thể dấn đến bán tháo. Mặt khác, NĐT cũng nên tìm hiểu trước về các tổ chức nắm giữ, người đứng đầu tổ chức cũng như lịch sử đầu tư của tổ chức.
M = Market Direction: Là yếu tố quan trọng quyết định sự thành bại của phương án đầu tư, NĐT nên nhận biết mình đang ở trong thị trường nào, dù là thị trường Bull (thị trường tăng) hay Bear (thị trường giảm). Hãy xác định xu hướng chung thị trường và sự vận động của các dòng cổ phiếu để lên kế hoạch trading hiệu quả.
Theo chia sẻ của ông, ai trong chúng ta hoàn toàn có thể trở thành triệu phú một khi chịu học tiết kiệm và đầu tư đúng cách. Lời khuyên mà William J. O’Neil gửi đến quý độc giả của mình là “Hãy dũng cảm, tích cực và đừng bao giờ bỏ cuộc. Những cơ hội tuyệt vời vẫn xuất hiện đều đặn hàng năm. Hãy chuẩn bị, học tập, nghiên cứu và tìm kiếm chúng. Thứ mà bạn sẽ tìm thấy là những hạt giống có thể trở thành những cây đại thụ trong tương lai với lòng kiên trì và nỗ lực của bạn, không có điều gì là không thể đạt tới. Bạn có thể làm được và quyết tâm đi tới thành công của bạn là yếu tố then chốt nhất quyết định việc đó”.
Trong cuốn sách "How To Make Money In Stocks" (Làm giàu từ chứng khoán) của mình, William O’Neil đã gửi gắm không ít những kinh nghiệm, kiến thức, kĩ năng đầu tư cho các bạn đọc. Và một trong số đó là lời nhắn nhủ của ông về những lý do chủ yếu khiến người ta bỏ lỡ những cổ phiếu đại thành công.
Cụ thể, theo quan điểm của William J. O’Neil, có 4 nguyên nhân lớn khiến nhà đầu tư bỏ lỡ những cổ phiếu đại thành công:
Thứ nhất, mất niềm tin, sợ hãi và thiếu hiểu biết. Hầu hết những cổ phiếu đại thành công đều là những công ty mới (IPO trong 7 hoặc 8 năm trở lại). Những tên tuổi mới này chính là những guồng máy tạo ra động lực phát triển, sáng tạo ra những sản phẩm và dịch vụ mới mang tính cách mạng cũng như đa số công nghệ mới. Cách đơn giản nhất là theo dõi xu hướng giá cả, khối lượng giao dịch, doanh thu và lợi tức của tất cả các công ty “trẻ trung” này.
P/E
Thứ hai, định kiến về tỷ số P/E. Trái ngược với định kiến truyền thống, những cổ phiếu tốt nhất ít khi được bán ở tỷ lệ P/E thấp. Cũng giống như những cầu thủ giỏi nhất luôn đòi mức lương cao nhất. Những công ty tốt luôn được bán ở mức tỷ số P/E cao. Sử dụng tỷ số P/E làm tiêu chuẩn lựa chọn sẽ ngăn bạn mua phần lớn những tỷ số tốt nhất.
Thứ ba, không hiểu rằng những cổ phiếu dẫn dắt thực sự khởi đầu những biến động giá to lớn của chúng từ mức giá gần hoặc tại các đỉnh giá mới, chứ không phải gần các đáy giá mới hoặc những vị trí cách xa đỉnh giá. Các nhà đầu tư thường thích mua các cổ phiếu trông có vẻ rẻ vì nó có giá thấp hơn chính nó vài tháng trước và thế là họ mua cổ phiếu trên đường đi xuống. Họ nghĩ là mình đã mua được món hời. Nhưng thật ra, điều họ nên làm là mua những cổ phiếu đang trên đường đi lên, vừa leo lên đỉnh giá mới sau khi đột phá khỏi một nền tảng hay một khu vực ổn định giá.
SELL
Thứ tư, bán ra quá sớm vì họ bị “giũ bỏ” hoặc quá ham thu lợi sớm để rồi sau đó vất vả mua lại cổ phiếu vì tiếc rẻ. Họ cũng thường bán ra quá trễ, để một thua lỗ nhỏ trở thành một khoản lỗ khổng lồ vì không cắt bỏ khi nó lên tới 8%.
(Nguồn: Nhịp cầu đầu tư)